Bảng tính khấu hao tài sản cố định: Mẫu mới nhất và hướng dẫn
Khấu hao tài sản cố định là một phần quan trọng trong quản lý chi phí và hạch toán kế toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc lập bảng tính khấu hao sao cho chính xác, dễ hiểu và đúng quy định không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu bạn đang băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu hoặc muốn cập nhật mẫu bảng mới nhất để áp dụng cho doanh nghiệp mình, thì Friday sẽ giúp bạn nắm rõ kết cấu bảng khấu hao, công thức tính và cách trình bày khoa học, dễ theo dõi.

1. Khấu hao tài sản cố định là gì?
Khấu hao tài sản cố định là quá trình phân bổ giá trị của tài sản cố định (như máy móc, thiết bị, nhà xưởng…) vào chi phí sản xuất – kinh doanh theo thời gian sử dụng của tài sản đó.
⇒ Khi doanh nghiệp mua một tài sản có giá trị lớn để sử dụng lâu dài, thay vì tính toàn bộ chi phí vào một thời điểm, doanh nghiệp sẽ chia nhỏ chi phí đó theo từng năm – đó chính là khấu hao.
2. Mẫu bảng tính khấu hao tài sản cố định theo Thông tư 133 và 200
2.1. Mẫu bảng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Đơn vị: …………………Bộ phận: ………………Số:…………. | Mẫu số 06 – TSCĐ (Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính) |
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng….. năm…..
Số TT | Chỉ tiêu | Tỷ lệ khấu hao (%) hoặc thời gian sử dụng | Nơi sử dụng Toàn DN | TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 631 – Giá thành SX) | TK 642 Chi phí quản lý kinh doanh | TK 241 XDCB dở dang | TK 242 Chi phí trả trước | TK 335 Chi phí phải trả | … | ||||
Hoạt động …… | Hoạt động …… | Hoạt động …… | Hoạt động …… | ||||||||||
Nguyên giá TSCĐ | Số khấu hao | ||||||||||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | … |
1 | I. Số khấu hao trích tháng trước | ||||||||||||
2 | II. Số KH TSCĐ tăng trong tháng- | ||||||||||||
3 | III. Số KH TSCĐ giảm trong tháng – | ||||||||||||
4 | IV. Số KH trích tháng này (I + II – III) | ||||||||||||
Cộng | x |
Ngày…. tháng năm….
Người lập bảng (Ký, họ tên) | Kế toán trưởng (Ký, họ tên) |
2.2. Mẫu bảng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Đơn vị:…………… | Mẫu số 06-TSCĐ | |
Bộ phận……………… | (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) |
Số:………..
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng…….năm……
Số TT | Chỉ tiêu | Tỷ lệkhấu hao (%) hoặc thời gian sử dụng | Nơi sử dụng | TK 627 – Chi phí sản xuất chung | TK 623 Chi phí sử dụng máy thi công | TK 641 Chi phí bán hàng | TK 642 Chi phí quản lý Doanh nghiệp | TK 241 XDCB dở dang | TK 242 Chi phí trả trước dài hạn | TK 335 Chi phí phải trả | … | ||||
Toàn DN | Phân xưởng (sản phẩm) | Phân xưởng (sản phẩm) | Phân xưởng(sản phẩm) | Phân xưởng (sản phẩm) | |||||||||||
Nguyên giá TSCĐ | Số khấu hao | ||||||||||||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 13 | 14 | … |
1 | I. Số khấu hao trích tháng trước | ||||||||||||||
2 | II . Số KH TSCĐ tăng trong tháng | ||||||||||||||
– | |||||||||||||||
3 | III. Số KH TSCĐ giảm trong tháng | ||||||||||||||
– | |||||||||||||||
4 | IV. Số KH trích tháng này (I + II – III) | ||||||||||||||
Cộng | x |
Ngày ….. tháng …. năm … | ||
Người lập bảng | Kế toán trưởng | |
(Ký, họ tên) | (Ký, họ tên) |
Xem thêm: 7+ Mẫu miễn phí File quản lý tài sản bằng Excel: và hướng dẫn sử dụng
3. Quy định về khấu hao tài sản cố định
3.1. Thời gian khấu hao tài sản cố định
Trường hợp 1: Tài sản cố định hữu hình
- Với tài sản mới (chưa qua sử dụng): Thời gian trích khấu hao được xác định dựa theo khung thời gian quy định trong Phụ lục I của Thông tư 45/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 25/04/2013.
- Với tài sản đã qua sử dụng: Thời gian khấu hao được tính theo công thức:
Thời gian khấu hao = (Giá trị hợp lý của tài sản đã qua sử dụng / Giá bán của tài sản mới tương đương 100%) x Thời gian khấu hao theo quy định tại Phụ lục I
Trong đó:
- Giá trị hợp lý là giá thực tế doanh nghiệp bỏ ra để mua hoặc trao đổi tài sản, hoặc là giá trị còn lại/định giá bởi đơn vị có thẩm quyền trong trường hợp nhận biếu, tặng, cấp phát, chuyển nhượng,…
- Giá bán tài sản mới là giá thị trường của tài sản cùng loại mới 100% hoặc tương đương.
Trường hợp 2: Tài sản cố định vô hình
- Doanh nghiệp tự xác định thời gian khấu hao: Không vượt quá 20 năm.
- Nếu là quyền sử dụng đất có thời hạn hoặc quyền thuê đất: Thời gian khấu hao chính là thời gian được phép sử dụng/thuê đất.
- Nếu là quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền, giống cây trồng,.. : Áp dụng thời gian khấu hao theo thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bằng sở hữu, không bao gồm thời gian gia hạn thêm.
3.2. 8 loại tài sản cố định không phải khấu hao
Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC, một số loại tài sản cố định không phải trích khấu hao, cụ thể:
- Tài sản đã hết giá trị khấu hao nhưng vẫn tiếp tục sử dụng cho hoạt động sản xuất – kinh doanh.
- Tài sản bị mất, chưa khấu hao hết.
- Tài sản doanh nghiệp quản lý nhưng không thuộc sở hữu, ngoại trừ tài sản thuê tài chính.
- Tài sản không được theo dõi, ghi nhận trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
- Tài sản phục vụ phúc lợi cho người lao động, như nhà trẻ, sân chơi, nhà văn hóa,… (ngoại trừ các tài sản phục vụ trực tiếp trong ca làm việc như nhà ăn ca, nhà vệ sinh, phòng y tế, bãi xe, xe đưa đón,… thì vẫn phải khấu hao).
- Tài sản nhận từ nguồn viện trợ không hoàn lại, dùng cho mục đích nghiên cứu khoa học sau khi được giao cho doanh nghiệp.
- Quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng hợp pháp quyền sử dụng đất lâu dài.
- Một số tài sản thuộc loại 6 được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tư 45/2013/TT-BTC – không cần khấu hao mà chỉ theo dõi giá trị hao mòn hàng năm, không ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản.
4. Cách tính khấu hao tài sản cố định
Tùy vào lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm sử dụng tài sản, doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp tính khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) dưới đây:
Cách 1: Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng
Đây là cách tính đơn giản và phổ biến nhất. Mỗi năm, doanh nghiệp trích khấu hao đều nhau trong suốt thời gian sử dụng của tài sản.
Công thức tính:
- Mức khấu hao hàng năm = Nguyên giá tài sản / Thời gian trích khấu hao
- Mức khấu hao hàng tháng = Mức khấu hao hàng năm / 12
Nếu tài sản bắt đầu sử dụng giữa tháng:
Mức khấu hao tháng đầu tiên = (Mức khấu hao hàng tháng / Tổng số ngày trong tháng) × Số ngày sử dụng trong tháng
(Số ngày sử dụng = Tổng ngày trong tháng – Ngày bắt đầu sử dụng + 1)
Ví dụ:
Ngày 12/9/2024, Công ty B mua 1 máy in với:
- Giá mua: 80.000.000 đồng
- Chi phí vận chuyển: 1.000.000 đồng
- Được chiết khấu: 3.000.000 đồng
→ Nguyên giá = 80.000.000 – 3.000.000 + 1.000.000 = 78.000.000 đồng
Thời gian khấu hao: 5 năm
- Khấu hao hàng năm: 78.000.000 / 5 = 15.600.000 đồng
- Khấu hao hàng tháng: 15.600.000 / 12 = 1.300.000 đồng
- Tháng 9 có 30 ngày, sử dụng từ 12/9 ⇒ Số ngày sử dụng = 30 – 12 + 1 = 19 ngày
→ Khấu hao tháng 9: (1.300.000 / 30) × 19 = 823.333 đồng
Cách 2: Phương pháp tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Phương pháp này giúp khấu hao nhanh hơn ở những năm đầu, phù hợp với tài sản mới thuộc lĩnh vực công nghệ, máy móc đo lường hoặc thí nghiệm.
Điều kiện áp dụng:
- TSCĐ phải là tài sản mới 100%, chưa qua sử dụng
- Là máy móc thiết bị dùng cho đo lường, thí nghiệm
Công thức:
Mức khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của tài sản × Tỷ lệ khấu hao nhanh
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao nhanh = (1 / Thời gian khấu hao) × 100% × Hệ số điều chỉnh
Hệ số điều chỉnh theo Thông tư 45/2013/TT-BTC:
- 1 ≤ thời gian ≤ 4 năm → hệ số = 2.0
- 5 ≤ thời gian ≤ 6 năm → hệ số = 1.5
- Thời gian ≥ 7 năm → hệ số = 1.25
Ví dụ:
Công ty C mua thiết bị kiểm tra chất lượng giá 50.000.000 đồng, thời gian khấu hao: 4 năm
- Tỷ lệ khấu hao theo đường thẳng = 1/4 × 100% = 25%
- Hệ số điều chỉnh = 2
→ Tỷ lệ khấu hao nhanh = 25% × 2 = 50%
Năm 1:
- Giá trị còn lại: 50.000.000
- Khấu hao: 50.000.000 × 50% = 25.000.000 đồng
Năm 2:
- Giá trị còn lại: 25.000.000
- Khấu hao: 25.000.000 × 50% = 12.500.000 đồng
Năm 3:
- Giá trị còn lại: 12.500.000
- Khấu hao: 12.500.000 × 50% = 6.250.000 đồng
Năm 4:
- Giá trị còn lại thấp, nên tính bình quân: 6.250.000 / 1 = 6.250.000 đồng
Cách 3: Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Phù hợp với TSCĐ tham gia trực tiếp vào sản xuất, khi:
- Xác định được tổng số sản phẩm tạo ra
- Công suất thực tế mỗi tháng đạt ít nhất 100% công suất thiết kế
Công thức:
Mức khấu hao tháng/năm = Sản lượng sản phẩm thực tế × Mức khấu hao tính cho 1 đơn vị sản phẩm
Mức khấu hao/1 đơn vị sản phẩm = Nguyên giá TSCĐ / Sản lượng theo công suất thiết kế
Ví dụ:
Công ty D đầu tư máy đóng gói trị giá 60.000.000 đồng
Công suất thiết kế: 120.000 sản phẩm/năm
Tháng 3/2025, máy đóng 15.000 sản phẩm
→ Mức khấu hao mỗi sản phẩm: 60.000.000 / 120.000 = 500 đồng
→ Khấu hao tháng 3/2025: 15.000 × 500 = 7.500.000 đồng
5. Hướng dẫn lập bảng tính khấu hao tài sản cố định
5.1. Kết cấu và nội dung chính của bảng
- Chiều dọc: Liệt kê từng tài sản cố định theo bộ phận sử dụng.
- Chiều ngang: Ghi nhận số khấu hao đã tính ở kỳ trước, phát sinh trong kỳ này và số mới sau khi cập nhật.
Nguyên tắc lập bảng:
- Sử dụng số khấu hao từ kỳ trước để làm cơ sở tính toán.
- Khi có sự thay đổi về tài sản (mua mới, thanh lý…), phải cập nhật chi tiết theo đúng quy định hiện hành.
- thức khấu hao tháng này:
Khấu hao tháng này = Khấu hao tháng trước ± Khấu hao tăng/giảm trong tháng
- Ghi nhận số liệu khấu hao vào bảng kê, nhật ký -chứng từ, sổ kế toán.
5.2. Cách lập bảng tính khấu hao tài sản cố định
Cột | Ý nghĩa/Cách điền |
STT | Số thứ tự tài sản được tính khấu hao |
Mã TSCĐ | Mã quản lý do doanh nghiệp tự đặt |
Tên TSCĐ | Tên cụ thể của tài sản lấy từ thẻ TSCĐ |
Ngày tính khấu hao | Là ngày ghi tăng tài sản (trùng ngày ghi Nợ TK211) |
Nguyên giá | Ghi nguyên giá theo thẻ TSCĐ |
Số năm khấu hao | Theo khung quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC |
Mức khấu hao tháng | = Nguyên giá / (12 × số năm khấu hao) |
Khấu hao lũy kế đầu kỳ | Lấy từ kỳ trước hoặc = Mức khấu hao tháng × số tháng đã trích |
Khấu hao từng tháng | Đầy đủ tháng = Mức khấu hao tháng; Không trọn tháng: tính theo ngày |
Khấu hao trong năm | Tổng số tháng đã khấu hao trong năm hiện tại |
Khấu hao lũy kế cuối kỳ | = Khấu hao đầu kỳ + Khấu hao trong kỳ |
Giá trị còn lại | = Nguyên giá – Khấu hao lũy kế cuối kỳ |
Ghi chú | Ghi thông tin như ngày hết khấu hao, đã thanh lý, điều chỉnh… |
Lưu ý:
- Bảng lập theo tháng
- Với tài sản đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao = (Giá trị hợp lý/Giá mua mới 100%) x Thời gian khấu hao theo khung chuẩn
Bút toán khấu hao:
- Nợ TK 6421/6422
- Có TK 214
Phần mềm Friday hỗ trợ kế toán dễ dàng quản lý khấu hao
Friday là giải pháp kế toán online đơn giản, thông minh giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quản lý tài sản cố định:
- Tự động khấu hao: Phân bổ chi phí nhanh chóng cho từng bộ phận hoặc toàn bộ tài sản.
- Theo dõi biến động TSCĐ: Ghi tăng, ghi giảm, điều chỉnh, đánh giá lại đều thực hiện dễ dàng.
- Kiểm kê tiện lợi: In danh sách tài sản để đối chiếu nhanh với thực tế.
- Sổ sách đầy đủ: Cung cấp đầy đủ biểu mẫu – dễ dàng tùy chỉnh theo nhu cầu doanh nghiệp.
- Tự động tổng hợp báo cáo tài chính: Giúp kế toán tiết kiệm thời gian và tránh sai sót khi nhập liệu.
Kết luận
Việc lập bảng tính khấu hao tài sản cố định không chỉ giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí, phân bổ hợp lý mà còn tuân thủ đúng các quy định về kế toán hiện hành. Trong bài viết, bạn đã được hướng dẫn chi tiết từ kết cấu bảng tính, công thức xác định khấu hao theo tháng, đến cách ghi nhận các thông tin cần thiết. Để tối ưu hóa quy trình này, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm kế toán Friday, hỗ trợ tự động phân bổ khấu hao, ghi giảm tài sản và tổng hợp báo cáo nhanh chóng – giúp công tác kế toán dễ dàng và chính xác hơn.